6 lỗi thường gặp và cách khắc phục khi sử dụng máy pha cà phê espresso

6 lỗi thường gặp và cách khắc phục khi sử dụng máy pha cà phê espresso

Nếu bạn đang sử dụng máy pha cà phê espresso thì không thể tránh khỏi một số sự cố phát sinh trong quá trình sử dụng. Việc hiểu và biết cách khắc phục những lỗi thường gặp này sẽ giúp bạn duy trì hiệu suất và chất lượng của máy. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 6 lỗi thường gặp trên máy pha cà phê espresso và cách khắc phục chúng.

6 lỗi thường gặp máy pha cà phê espresso & Cách khắc phục

1. Máy pha Espresso không hoạt động

Đầu tiên, chúng ta sẽ bàn về sự cố khi máy pha Espresso không hoạt động khi bật công tắc. Điều đầu tiên bạn cần kiểm tra là nguồn điện:

  • Hãy tắt nguồn máy pha và kiểm tra nguồn cấp điện xem có vấn đề gì không, ví dụ như chập nguồn, cháy hoặc nguồn điện không ổn định.
  • Nếu nguồn điện không gặp vấn đề, hãy kiểm tra dây điện và phích cắm. Dây điện có thể bị đứt hoặc bị chuột cắn, làm cho máy không thể khởi động. Nếu phát hiện vấn đề này, hãy thay thế dây mới.
  • Trường hợp đã kiểm tra tất cả những nguyên nhân trên mà vẫn không phát hiện ra vấn đề, hãy liên hệ với đội ngũ kỹ thuật của nhà cung cấp để được hỗ trợ xử lý. Đội ngũ kỹ thuật của Phadin Coffee sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7 qua Hotline:
    • Hỗ trợ Kỹ thuật Phadin Coffee Chi nhánh HCM: 0899 579 111
    • Hỗ trợ Kỹ thuật Phadin Coffee Chi nhánh HN: 0899 577 555

2. Lỗi tụt áp suất hơi

Lỗi tụt áp suất hơi là một sự cố phổ biến trên máy pha cà phê espresso, đặc biệt khi máy có công suất thấp hoặc đã sử dụng trong một thời gian dài. Lỗi này xảy ra do lượng nước trong nồi hơi thay đổi, làm giảm áp suất hơi. Nguyên nhân thường gặp là do người pha chế bơm quá nhiều nước vào nồi hơi, vượt quá mức quy định của nhà sản xuất.

Để khắc phục lỗi tụt áp suất hơi, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Kiểm tra thanh cảm biến lượng nước trong nồi hơi và điều chỉnh nếu cần thiết. Bằng cách cắm chúng xuống sâu hơn, máy pha sẽ bơm ít nước hơn vào nồi hơi, tạo ra khoảng trống lý tưởng để chứa hơi nước.
  • Tuy lỗi tụt áp suất hơi không phức tạp, tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị bạn nên liên hệ với các chuyên gia kỹ thuật để được hướng dẫn chi tiết và tránh phát sinh thêm các lỗi không mong muốn do thiếu hiểu biết về cấu tạo máy.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy pha cà phê espresso

3. Nhiệt độ không đảm bảo, thiếu hụt nhiệt độ trong quá trình pha

Nhiệt độ nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình pha cà phê espresso. Để có được một ly cà phê với hương vị trọn vẹn và cân bằng, việc chiết xuất cà phê ở nhiệt độ lý tưởng là rất quan trọng. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng đến chất lượng cà phê.

Các barista chuyên nghiệp thường chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi pha cà phê espresso, bằng cách làm nóng filter, sưởi ấm cốc và headgroup…

Nếu bạn đã thực hiện đầy đủ các bước này nhưng vẫn không đạt được nhiệt độ lý tưởng, có thể bộ điều khiển nhiệt độ trên máy pha hoặc bộ làm nóng trong nồi hơi gặp vấn đề. Các nguyên nhân có thể là do bộ cảm biến nhiệt hoặc bộ đun nước bị đóng cặn… Trong trường hợp này, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của đội ngũ kỹ thuật để xác định nguyên nhân và khắc phục.

4. Nước bị rò rỉ từ headgroup trong quá trình chiết xuất

Một lỗi phổ biến khác là rò rỉ nước từ headgroup trong quá trình chiết xuất cà phê. Nguyên nhân chính là do gioăng cao su trên headgroup bị cứng. Sự cứng đó giảm độ đàn hồi của gioăng, làm cho filter khó lắp chặt vào headgroup, dẫn đến việc nước dễ rò ra khi chiết xuất cà phê.

Để khắc phục lỗi này, bạn nên thay thế gioăng cao su sau khoảng 5 tháng sử dụng máy pha. Điều này sẽ đảm bảo tính nhất quán của từng ly espresso và tránh các vấn đề liên quan đến gioăng cứng.

5. Vòi đánh hơi bị yếu

Nếu vòi đánh hơi trên máy pha cà phê yếu, có thể là do áp suất trong nồi hơi bị tụt. Điều này khiến hơi nước không đạt đủ áp suất để đánh sữa. Để khắc phục, bạn cần kiểm tra lượng nước trong nồi hơi và vệ sinh vòi đánh hơi thường xuyên để đảm bảo chúng không bị tắc nghẽn.

6. Bơm của máy pha gây ra tiếng ồn

Bơm là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của chiếc máy pha espress. Nó không chỉ khó thay thế, mà còn tốn kém khoản chi phí không hề nhỏ mỗi khi xảy ra sự cố.

Trong quá trình sử dụng nếu bơm phát ra tiếng động lạ:

  • Ngay lập tức các bạn phải tắt máy bơm bằng công tắc điều khiển.
  • Kiểm tra lại nguồn cấp nước cho bơm, xem chúng liệu có đang hoạt động.
  • Ngoài ra, kiểm tra lại đường ống, xem xét liệu có tắc nghẽn hay bị gấp khúc ở đoạn nào đó.
  • Nếu như mọi thứ đều ổn, hạn chế việc bật thử máy bơm để tránh việc bị hư hỏng nặng thêm, hãy gọi đến những kỹ thuật viên để tham gia vào việc khắc phục tình hình.
  • Thường xuyên lưu ý đến boiler và bơm của máy. Vệ sinh và lưu ý việc chúng hoạt động ổn định. 2 bộ phận này ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của máy pha Espresso.

Hi vọng rằng với bài viết này sẽ giúp việc sử dụng máy pha trở nên đơn giản, hiệu quả, nâng cao năng suất và kéo dài tuổi thọ –của máy.

Phadin Coffee- Hỗ trợ kỹ thuật và sửa chữa máy pha cafe 24/7 khắp cả nước

rên đây là 6 lỗi thường gặp trên máy pha cà phê espresso và cách khắc phục chúng. Hi vọng với những thông tin hữu ích này, bạn có thể tự tin sử dụng máy pha cà phê espresso một cách hiệu quả và duy trì chất lượng của cà phê. Nếu gặp phải các lỗi phức tạp hoặc không thể khắc phục, hãy liên hệ với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất.

Hãy để Phadin Coffee trở thành địa chỉ tin cậy của bạn với đội ngũ kỹ thuật khắp 3 miền sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7. Hãy liên hệ với Phadin qua số hotline: 1800 6370 để được tư vấn phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn hoàn toàn miễn phí.

“70% quán cafe đang lựa chọn sai máy xay cafe. Bạn có là 1 trong số đó?”

Nội dung chính6 lỗi thường gặp máy pha cà phê espresso & Cách khắc phục1. Máy pha Espresso không hoạt...