Lâm Đồng

Cà phê là cây trồng chủ lực của Lâm Đồng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. 5 năm qua, diện tích cà phê đã tăng từ gần 118.790 ha lên trên 143.210 ha; sản lượng từ trên 244.150 tấn lên hơn 332.000 tấn, năng suất đã đạt trên 2,3 tấn/ha/năm (tăng gần 0,3 tấn so với năm 2006).

Cà phê Lâm Đồng chia làm hai vùng sản xuất chính:

  • Vùng cao – >1500m, là khu vực TP Đà Lạt, Cầu Đất và các huyện lân cân. Ở vùng này chuyên trồng các chủng cà phê Arabica như Catimor, Caturra, Typica, Bourbon…v.v.v.. Ở độ cao 1.600m so với mặt nước biển, khí hậu lạnh, sương mù bao phủ, đất đỏ bazan thích hợp với cà phê, thế nên từ mấy chục năm qua, người dân Cầu Đất vẫn bám cây cà phê để sinh tồn và phát triển. Vào mùa khô, cà phê trồng ở Cầu Đất không phải tưới nước, do sương mù về đêm tỏa xuống giúp cho lá, cây hấp thụ nước, giữ ẩm cho cây nên vẫn cho ra hoa, kết trái đều. Chính vì giảm chi phí tưới nước nên bà con lại đầu tư cho phân bón, thuốc trừ sâu, chăm sóc, làm cỏ nên cây lại càng tươi tốt cho nhiều trái to, đều và đẹp. Tìm hiểu kỹ hơn vì sao cà phê arabica Cầu Đất lại ngon hơn cà phê ở nơi khác, lý do đơn giản là do cách thu hái cũng khác hơn, bà con Cầu Đất chỉ hái tỉa, chín tới đâu hái tới đó nên thời gian hái cà phê kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 2, tháng 3 năm sau, chứ không thu hoạch ồ ạt cả xanh lẫn chín, cả già lẫn non như nơi khác. Bà con chỉ vít cành để hái trái chín chứ không bẻ cành, bẻ cuống như nơi khác, để sang năm cũng cành đó, tiếp tục cho ra bông, ra trái. Đó cũng là cách tạo nên vị thơm ngon khác biệt của arabica Cầu Đất – thứ cà phê hiện đang được thế giới rất ưa chuộng.
  • Vùng thấp < 1500m là khu vực các huyện Bảo lộc, Di Linh, .v.v…. Ở đây trồng lẫn các chủng Catimor và Robusta, tuy nhiên chất lượng không được đánh giá cao như vùng cao. Lý do là các vùng đất này khí hậu ôn hòa hơn, biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm thấp kèm theo cách sơ chế bảo quản chưa tốt dẫn đến hương vị cà phê chưa đặc sắc. Nhiều năm gần đây, do sản lượng Arabica vùng cao có hạn mà nhu cầu thị trường lớn, nhiều đại lý thu mua và nhà rang xay thường trà trộn đánh đồng giữa Arabica vùng cao và Arabica vùng thấp nhằm giảm giá thành, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của Arabica Vùng Cao.

CÁC VÙNG KHÁC

Điện Biên

Sơn La

Quảng Trị

Lâm Đồng

Đăk Lăk