Hỏng hóc bộ vi mạch, thường xuyên hỏng gioăng hay bị tắc vòi đánh sữa là một số lỗi rất hay gặp sau một thời gian dài sử dụng máy pha cà phê mà không hề bảo dưỡng. Trong trường hợp chiếc máy của bạn bị mắc các lỗi trên thì việc thay thế các linh kiện máy pha cà phê là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc nhận diện các hỏng hóc của máy cũng như tìm hiểu sơ về các bộ phận, quá trình hoạt động hay hệ thống linh kiện máy cũng giúp người sử dụng chiếc máy pha chế cà phê một cách hiệu quả nhất.
Theo thời gian dài sử dụng máy pha cà phê., dù là máy móc đắt tiền hay rẻ tiền cũng sẽ gặp phải một số những lỗi hỏng hóc về linh kiện máy. Để có thể hỗ trợ một cách tốt nhất đối với chính những người dùng, thông qua bài viết dưới đây, Phadin sẽ cùng các bạn điểm lại một số lỗi máy pha cà phê thường gặp cũng như ứng biến khi có sự cố xảy ra. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng máy pha hiệu quả và nâng cao tuổi thọ của máy.
Một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy pha cà phê
+ Vòi đánh sữa yếu, hoạt động không hiệu quả:
Lỗi vòi đánh sữa máy pha thường gặp là hơi nước ra yếu, nguyên do có thể là do vòi đánh sữa bị tắc hoặc nồi hơi có vấn đề. Với lỗi của vòi đánh sữa, bạn nên đem máy đến trung tâm bảo hành để đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp kiểm tra và sửa chữa máy pha cà phê của bạn theo đúng quy trình.
+ Tách cà phê bị nguội ngay sau khi được chiết xuất
Sẽ là dấu hiệu bất thường nếu ly cà phê bạn vừa chiết xuất từ máy ra lại bị nguội ngắt hoặc bị nguội so với yêu cầu. Nguyên nhân là do nhiệt độ nước chưa đủ nóng để chiết xuất cà phê và bạn cần phải chờ cho đến khi đèn báo nhiệt độ sáng lên thì mới bắt đầu chiết xuất cà phê.

Trong trường hợp, nếu người dùng bật máy pha đã lâu mà đèn báo nhiệt độ chưa sáng thì máy pha đang gặp vấn đề với bộ điều khiển nhiệt độ. Lúc này bạn cần mang máy đến các trung tâm bảo hành, sửa chữa để nhanh chóng xử lý sự cố.
+ Vòi chảy cà phê bị chậm hoặc không chảy
Người dùng cần phải lưu ý, trong trường hợp sau khi khởi động máy khoảng 3 phút mà vẫn chưa thấy cà phê được chiết xuất ra ly thì có thể là van điện từ tại vị trí họng làm cà phê bị hỏng. Trong trường hợp này người dùng hãy đem máy đến các trung tâm bảo dưỡng để được kiểm tra và “chuẩn đoán bệnh”.
Một số điều cần biết về linh kiện máy pha cà phê
Để sử dụng máy pha cà phê một cách hiệu quả, ngoài tuân thủ những quy tắc trong việc sử dụng thì việc hiểu về những lỗi thường gặp cũng như am hiểu về các linh kiện máy pha cà phê cũng là một trong những điều vô cùng quan trọng.
Thứ nhất, main bo điều khiển là linh kiện dễ bị hỏng nhất. Nguyên nhân là do nguồn điện mà người dùng sử dụng. Trong trường hợp sử dụng nguồn điện không ổn định, máy bật và tắt nguồn điện không đảm bảo sẽ là một trong những nguyên nhân chính khiến các bo mạch bị hư hại, giảm tuổi thọ khi sử dụng.
Thứ hai, gioăng cao su là linh kiện dễ bị hư hỏng nhiều nhất. Do đó, đối với việc sử dụng các linh kiện máy pha cà phê cũng cần phải được chú trọng.

Trên thực tế gioăng cao su có tác dụng trong việc liên kết các linh kiện máy pha cà phê với nhau, chúng có thể bị dãn nở, co lại và cũng dễ bị hao mòn theo thời gian. Cụ thể, theo thời gian, các gioăng cao su không được dẻo dai như trước mà chúng sẽ xuất hiện các hiện tượng hao mòn bởi nhiệt độ hay việc làm rơi móp méo cũng dẫn đến tình trạng bong hỏng gioăng cao su.
Khi gioăng cao su bị hư hỏng cũng khiến cho tuổi thọ của máy giảm, máy dễ bị bám bụi, tràn nước, để hơi nước xâm nhập vào màn hình, vào các hệ thống điều khiển,… Chính vì vậy việc chập cháy, hư hỏng lỗi phần mềm cũng là điều không tránh khỏi.
Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, sau một thời gian sử dụng người dùng cần phải thay gioăng cao su mới thay vì cố gắng dùng gioăng cũ và gây ra những hậu quả ngoài ý muốn như: nước vào màn hình, bụi vào phản quang, hỏng các phần cứng bên trong main,….
Ngoài ra, để tránh máy bị hỏng hóc hay phải thay thế những linh kiện máy pha cà phê đắt tiền, bạn cần phải thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng máy pha cà phê ít nhất 3 tháng/lần để nâng cao tuổi thọ của máy.