Tìm hiểu những loại sâu bệnh chính trên cây cà phê

Trồng cà phê là một công việc khá vất vả để tạo ra được tách cà phê ngon. Trong đó thì việc phát hiện sâu bệnh cho cây cà phê cũng rất quan trọng. Do đó, Phadin Coffee xin được chia sẻ những loại sâu bệnh trên cây cà phê với bạn đọc trong bài viết này.

tim-hieu-nhung-loai-sau-benh-chinh-tren-cay-ca-phe

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về 21 giống cà phê năng suất cao, kháng sâu bệnh

Để cây cà phê phát triển ổn định và bền vững, mang lại thu nhập cho người dân, ổn định cuộc sống, xoá đói giảm nghèo…thì cần phải quan tâm đến tất cả các khâu từ sản xuất, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, xuất khẩu…

Nhưng có một vấn đề đáng quan tâm hơn là trong những năm qua, tình hình phát sinh sâu bệnh trên cây cà phê đang diễn biến hết sức phức tạp, việc áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều loại bệnh chưa có thuốc đặc trị, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cà phê cũng có nhiều vấn đề đáng bàn…

Một ví dụ cụ thể như sự xuất hiện của loại ve sầu gây hại cà phê mới đây đã huỷ diệt trên diện rộng đến hàng chục ngàn ha cà phê tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó đặc biệt là ở các vùng chuyên canh cây cà phê như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông…gây thiệt hại lớn cho người dân và làm cho sự phát triển của cây cà phê trong thời gian tới chưa được bền vững. Cho nên, để cho cây cà phê phát triển ổn định và bền vững thì vấn đề bảo vệ thực vật cho cây cà phê là hết sức cần thiết và đáng quan tâm nhất hiện nay.

Theo kinh nghiệm thực tế thì sâu bệnh thường sẽ xuất hiện sau khi thu hoạch xong cà phê cho đến cuối mùa nắng, đầu mùa mưa. Đây là giai đoạn phát triển khá nhanh và khá nhiều loại sâu bệnh trên cây cà phê mà bà con nông dân cần lưu ý. Để giúp bà con nông dân nhận diện được những đặc điểm cơ bản các loài sâu bệnh hại cà phê để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Theo Cục bảo vệ thực vật cho biết, tập đoàn sâu bệnh hại trên cây cà phê rất phong phú và đa dạng gồm 18 loại sâu bệnh chính. Các loài sâu hại quan trọng thuộc 6 họ của 3 bộ gồm bộ cánh cứng, bộ cánh đều bộ cánh vảy. Trong đó xuất hiện phổ biến nhất là các loại bệnh sau: rệp sáp, ve sầu hại rễ, sâu đục thân, đục cành, đục quả; bệnh gỉ sắt và các loại bệnh nấm…

Rệp sáp

Rệp sáp là một trong những loại sâu bệnh hại chủ yếu trên cây cà phê. Trong những năm qua, rệp sáp đã gây hại trên diện rộng ở hầu hết các vùng chuyên canh cây cà phê. Chúng không chỉ gây mất năng suất mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê thành phẩm.

Rệp sáp gây hại cà phê từ giai đoạn kiến thiết cơ bản đến thời kỳ kinh doanh. Chúng phát sinh và gây hại quanh năm, hại thân, lá, cành, quả…tập trung chủ yếu ở các phần non của cây như lá non, chồi non, chùm hoa, quả non. Chúng hút chất dinh dưỡng của hoa, quả non làm giảm khả năng đậu quả. Chúng thường xuất hiện nhiều nhất là vào giai đoạn mùa khô từ khi cây ra hoa và hình thành quả (khoảng từ tháng 1 đến tháng 4) nhưng mật độ rệp sẽ giảm dần khi mùa mưa đến.

tim-hieu-nhung-loai-sau-benh-chinh-tren-cay-ca-phe 2

>>> Có thể bạn quan tâm: Hương vị của tách cà phê ngon

Ve sầu

Ve sầu là loài côn trùng chích hút, thuộc loại hình biến thái không hoàn toàn với 3 pha phát dục là trứng, sâu non và trưởng thành. Trứng ve sầu được đẻ trên thân, cành cấp 1, 2 của cây cà phê. Sau khi Ve sầu nở rơi xuống đất, ngay lập tức chúng chui ngay vào trong đất và tìm đến rễ cây để chích hút nhựa. Nguồn thức ăn chính của Ve sầu là dịch nhựa được hút từ rễ cây thông qua vòi chích hút. Thông thường Ve sầu sống bám theo hệ thống của rễ cây, di chuyển sâu xuống đất và tạo thành các lổ xung quanh rễ làm đứt rễ tơ. Ở nhưng khu vực có mật độ ve sầu cao, chúng không chỉ chích hút dịch nhựa mà còn làm cho lượng rễ tơ giảm sút đi một cách rõ rệt nên khả năng hút chất dinh dưỡng của cây là rất yếu. Ve sầu thường sống ở độ sâu từ 10 đến 40cm và ở độ rộng của tán cây từ 20 đến 70cm, đây là tầng đất mà rễ cây cà phê phát triển tập trung và nhiều nhất.

Sâu đục thân, đục cành

Sâu đục thân là loại sâu thường đục một lổ nhỏ trên thân cành cây, chúng chui sâu vào bên trong và làm thành một lổ rỗng lớn khiến thân cây không tiếp xúc được với chất dinh dưỡng dẫn đến chết hàng loạt. Sâu đục thân thường phát triển mạnh vào các tháng mùa khô và bắt đầu phá hại từ tháng 9 – 10 và cao điểm là tháng 12 và tháng 1 năm sau.

Bệnh gỉ sắt

Bệnh gỉ sắt thường xuất hiện ở mặt dưới lá với những chấm nhỏ có màu vàng nhạt trông như những giọt dầu. Sau đó ở giữa những vết bệnh xuất hiện lớp bột màu vàng cam, đó chính là bào tử của nấm gỉ sắt. Vết bệnh chuyển dần sang màu trắng, từ trung tâm ra ngoài và cuối cùng là những vết cháy màu nâu đen trên lá. Các vết cháy có thể liên kết với nhau dẫn đến việc cháy toàn bộ lá. Nếu bệnh nặng, cây có thể rụng hết lá, khô cành, năng suất kém rồi chết. Tại khu vực Tây Nguyên, bệnh gỉ sắt thường xuất hiện trong thời gian bắt đầu mùa mưa.

Bệnh nấm

Bệnh nấm ban đầu trên quả hay cành cà phê xuất hiện những chấm rất nhỏ, màu trắng giống như bụi phấn. Sau đó lớp phấn này chuyển sang màu hồng. Bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới cành và cuốn quả làm cành bị chết khô, quả héo và rụng non. Trên cà phê vối kinh doanh, bệnh thường gây hại có tính cách cục bộ từng cây làm chết từng cành và nếu nặng chúng có thể làm chết cả cây. Bệnh nấm thích hợp với điều kiện độ ẩm cao, có nhiều ánh sáng, do đó trên cây cà phê bệnh thường xuất hiện ở tầng giữa và tầng trên, ít thấy ở tầng dưới. Bệnh phát triển rất nhanh trên cây.

Bài chia sẻ trên hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn biết thêm được sâu bệnh chính trên cây cà phê. Phadin Coffee sẽ còn nhiều bài viết nữa, mong các bạn ủng hộ.

Chúc bạn thành công!

>>> Bài viết hay: Thưởng thức cà phê ngon

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 25/176 ngõ 155, đường Trường Chinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Điện thoại: 0946.999.875
  • Website: https://phadincoffee.com/
Thế nào là chiết xuất Espresso lý tưởng?

Nội dung chínhTrồng cà phê là một công việc khá vất vả để tạo ra được tách cà phê ngon....

Máy pha Espresso hoạt động thế nào để ra những ly cà phê ngon?

Nội dung chínhTrồng cà phê là một công việc khá vất vả để tạo ra được tách cà phê ngon....

Cách pha cà phê bằng bình Chemex

Nội dung chínhTrồng cà phê là một công việc khá vất vả để tạo ra được tách cà phê ngon....

Vùng nguyên liệu ảnh hưởng đến chất lượng cà phê như thế nào?

Nội dung chínhTrồng cà phê là một công việc khá vất vả để tạo ra được tách cà phê ngon....

Thủ thuật nhận biết ly cà phê ngon

Nội dung chínhTrồng cà phê là một công việc khá vất vả để tạo ra được tách cà phê ngon....

Hướng dẫn làm Panna cotta vị cà phê

Nội dung chínhTrồng cà phê là một công việc khá vất vả để tạo ra được tách cà phê ngon....

Tìm hiểu cách làm capuchino ngon

Nội dung chínhTrồng cà phê là một công việc khá vất vả để tạo ra được tách cà phê ngon....

Tìm hiểu về cà phê vợt

Nội dung chínhTrồng cà phê là một công việc khá vất vả để tạo ra được tách cà phê ngon....

Bảo vệ răng miệng nhờ cà phê

Nội dung chínhTrồng cà phê là một công việc khá vất vả để tạo ra được tách cà phê ngon....

Hướng dẫn tạo mặt nạ từ bã cà phê

Nội dung chínhTrồng cà phê là một công việc khá vất vả để tạo ra được tách cà phê ngon....